Cười vỡ bụng với anh chế ngày 8/3

11:44 PM |

Khi Ngày Quốc tế Phụ nữ sắp đến, đàn ông trên khắp thế giới đều nghĩ đến việc tặng quà cho một nửa của mình. Đứng trước "cơn bão 8/3" cư dân mạng đã có những bức ảnh chế vô cùng hài hước dành cho ngày này.

 

Âm mưu của chồng ngày 8/3
"Cười vỡ bụng" với ảnh chế hài hước ngày 8/3 1
Hậu quả vì dám đòi quà 8/3
"Cười vỡ bụng" với ảnh chế hài hước ngày 8/3 2
"Cơn bão 8/3" đổ bộ
"Cười vỡ bụng" với ảnh chế hài hước ngày 8/3 3
Hậu quả khi xin tiền mẹ đi mua quà cho "Gấu"
"Cười vỡ bụng" với ảnh chế hài hước ngày 8/3 4
"Cười vỡ bụng" với ảnh chế hài hước ngày 8/3 5
Nhắc nhở bạn trai
"Cười vỡ bụng" với ảnh chế hài hước ngày 8/3 6
Điều ước có bạn gái của những bạn trai F.A thành sự thật
"Cười vỡ bụng" với ảnh chế hài hước ngày 8/3 7
Chảy nước mắt vì món quà "độc" ngày 8/3
"Cười vỡ bụng" với ảnh chế hài hước ngày 8/3 8
Làm việc nhà giúp vợ ngày 8/3
"Cười vỡ bụng" với ảnh chế hài hước ngày 8/3 9
Biểu tình ngày Quốc tế phụ nữ
"Cười vỡ bụng" với ảnh chế hài hước ngày 8/3 10
Phương án chạy trốn của Nobita
"Cười vỡ bụng" với ảnh chế hài hước ngày 8/3 11
Khuyến mãi của xe ôm
"Cười vỡ bụng" với ảnh chế hài hước ngày 8/3 12
Hậu 8/3: không xu dính túi


Read more…

Đi tìm lời giải hiện tượng "trai mùng một, gái hôm rằm"

5:33 PM |

Dân gian vẫn có câu: "Trai mùng một, gái hôm rằm. Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này" để chỉ những đứa trẻ sinh ngày mùng một, hôm rằm có tính khí khác thường, khó nuôi khó ở.

 

Quan niệm này liệu có cơ sở? Phải chăng, tất cả những bé nam sinh ngày mùng một âm lịch, bé gái sinh ngày rằm đều có tính cách khác thường? Lý giải của các chuyên gia, nhà văn hóa sẽ phần nào hé mở cùng bạn đọc về quan niệm dân gian này.
 
Ảnh minh họa
 
Chịu ảnh hưởng từ sức hút của mặt trăng

TS. Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) thì lý giải mối quan hệ giữa việc con trai sinh đêm mùng một, con gái sinh đêm hôm rằm trên cơ sở sức hút của mặt trăng với thủy triều. Theo đó, "sức hút của mặt trăng theo âm lịch, của mặt trời theo dương lịch. Thủy triều thay đổi theo sức hút của mặt trăng. Đồng thời, chính sức hút của mặt trăng cũng đã gây ra trạng thái "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người, làm cho chất lỏng trong cơ thể con người cũng có những thay đổi. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh... Đồng thời, những ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác", ông Khanh nói.

Khoa học và dịch lý học giải thích rằng, nguồn khí âm thái quá của ánh trăng trong ngày rằm là căn nguyên tạo ra trạng thái thần kinh không quân bình, dẫn tới tính khí thất thường, ngang ngạnh, u tối hay tâm lý bất ổn, hoảng loạn. Như thủy triều ngoài đại dương, sức hút của mặt trăng đã gây ra trạng thái "thủy triều máu", "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh và là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vụ tai nạn, tự tử, ngộ sát, phạm tội...

Cũng chính "thủy triều máu" đã làm cho máu chảy mạnh trong huyết quản, gây nguy hiểm cho các ca mổ (không chỉ làm bệnh nhân mất máu nhanh mà còn giảm sự minh mẫn, chính xác của phẫu thuật viên). Nó còn làm cho thuốc tiêm khó được cơ thể con người tiếp nhận, dễ bị phân rã và đào thải. Vì thế mà nhiều nhà khoa học cho rằng cần xem xét việc định ngày giờ cho các ca mổ, đồng thời đề cao thuyết "nguyệt y học" (về ảnh hưởng của mặt trăng đến y học).
 
"Đức năng thắng số"

Cũng theo ông Khanh, trong quan niệm văn hóa dân gian thì mặt trăng đại diện cho âm khí, đồng nghĩa với con gái, còn mặt trời đại diện cho dương khí (con trai). Ngày rằm trăng sáng nhất, đẹp nhất thì âm khí cũng lớn nhất. Con gái sinh vào đêm đó được hội tụ ánh sáng đó, một phần được chuyển hóa vào trong tính cách. Ngược lại, ngày mùng một trăng mờ nhất, dương khí sẽ thịnh. Con trai sinh vào đêm đó sẽ hội tụ những dương khí lớn này vào tính cách. "Gắn với việc thủy triều lên xuống vào hai ngày đó, cộng với sự thống kê bằng kinh nghiệm dân gian nên người ta thực sự tin rằng, "trai mùng một, gái hôm rằm" có những tính khí đặc biệt, khác người, đương nhiên có hoặc tích cực hoặc tiêu cực chứ không hoàn toàn thiên về một bên nào", ông Khanh cho hay.

Có nhiều năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian, TS. Nguyễn Ánh Hồng, giảng viên Khoa Văn hóa phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền xác nhận: Lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày mùng 1 (âm lịch), con gái sinh vào ngày rằm (ngày 15 âm lịch) đều "khó nuôi", tính khí khác người. Thế nhưng, hoàn toàn không phải vậy. "Nó chỉ áp dụng cho việc sinh vào ban đêm chứ không mấy tác dụng đối với việc sinh vào ban ngày. Việc người ta cứ đánh đồng để tăng thêm sự hồ nghi, ly kỳ cho những người sinh ra vào hai ngày này", bà nhấn mạnh. Lý giải điều này, bà Hồng cho hay: "Văn hóa phương Đông vẫn tồn tại những câu chuyện bí ẩn về việc ma cà rồng xuất hiện cùng chu kỳ của mặt trăng. Ngày mùng 1 là bắt đầu cho một chu kỳ mới, ngày 15 trăng sáng nhất lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần. Vì thế mà người ta gắn câu chuyện này vào những người được sinh ra trong hai đêm đó để tăng thêm tính huyền bí".

Mặc dù thừa nhận quan niệm dân gian cũng có một phần cơ sở khoa học (xét trong mối quan hệ giữa ánh trăng với thủy triều) song ông Doãn Phú, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người lưu ý đó mới chỉ là yếu tố ban đầu ảnh hưởng đến tính cách trẻ sinh ra trong hai đêm đó. "Còn cơ bản, tính cách ấy chịu sự chi phối bởi những quan niệm vốn đã tồn tại hàng trăm năm nay", ông Phú nói.

Theo ông Phú, người Việt có phong tục thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa vào mùng một, ngày rằm (ngày sóc và ngày vọng). "Những ngày ấy dân gian vẫn coi là ngày của thánh thần. Đứa trẻ sinh ra trong ngày đó được coi như là "lộc". Họ cũng sợ nếu như không đón tiếp, chăm sóc chu đáo thì phạm vào thánh thần, đứa trẻ sẽ bỏ cha mẹ mà đi (khó nuôi). Do đó, họ đón tiếp với một thái độ khác hẳn so với những đứa trẻ sinh vào các ngày khác, đêm khác. Họ chiều chuộng, nâng niu hơn. Từ đó tạo cho trẻ thế ỷ lại, coi mình là nhất, là "trung tâm vũ trụ" và ai cũng phải phục tùng, săn đón. Tính cách ấy có thể là tốt, cũng có thể theo hướng trở thành người xấu", ông Phú cho hay.

Cùng chung quan điểm, TS. Nguyễn Ánh Hồng cũng cho rằng "đức năng thắng số". "Dù sinh ra vào ngày, giờ nào nhưng được sự giáo dục, quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp cho đứa trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn một cách hài hòa. Không thể cứ đổ tội cho sinh vào mùng một, ngày rằm để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình được", bà nêu quan điểm.
Read more…

Con gái sinh tháng 12

5:18 PM |

Tháng của nỗi nhớ gầy hao, của cái ôm thật chặt, tháng của những cô gái quen cười tít mắt và hay khóc vu vơ.


Con gái sinh tháng 12, dù công khai thể hiện hay cố tình chối bỏ, tận sâu thẳm tim mình đều ấp ủ một tình yêu chung thủy dành cho mùa đông. Yêu ngày em sinh ra rét cắt da cắt thịt, gió heo may chới với ùa về, mẹ ôm em vào lòng mong chở che hết những mùa gió lận đận thổi suốt một đời người. Yêu niềm háo hức thơ dại khi em đếm ngược từng ngày đợi đến sinh nhật, yêu những ngăn tim đầy vơi, em loay hoay cả tháng vẫn không xếp vừa yêu thương, nhung nhớ để vẫy chào năm cũ. Yêu cả cái rét hanh hao, cả lối về ngược gió và những cơn mưa dầm dề, lạnh tím tim.

Cô gái tháng 12, thuở bé ước mình là công chúa long lanh nói cười, long lanh ngủ quên trên trang cổ tích, lớn lên chỉ ước làm đốm lửa nhỏ ngoài phố mùa đông. Thế nên em thích tô son đỏ, quàng khăn len đỏ, đi giày màu đỏ, mong sưởi ấm một con ngõ nào đó mùa đông ghé qua rồi tha thiết ở lại, một bàn tay run rẩy vươn ra hứng nỗi buồn.

Sinh ra giữa mùa “trái gió trở trời”, em có những thói quen chẳng giống ai. Thích ăn kem trời lạnh, thích cuộn chăn bông xem phim, đọc sách thâu đêm, thích ra biển mùa đông, thích ốm để được hít hà tô cháo nóng, thích lang thang một mình để biết đông đã tràn về trên từng con phố, trên từng mặt người lo toan, hối hả.

Con gái sinh mùa này vốn quen với lạnh giá. Có những ngày rét mướt, em để cảm xúc của mình đùa giỡn với tiết trời ẩm ương rồi như một chú mèo hoang quá yêu cuộn len rối nó vẫn đùa nghịch, lòng em bỗng buồn tênh, xám xít như màu trời. Tháng 12 ùa về cùng những quạnh hiu, mắt môi lạnh buốt, bàn tay lạnh buốt. Con gái đa cảm dù ở cạnh người yêu, dù đang ngả nghiêng cười bên người thân, bạn bè, lòng vẫn mang nỗi cô đơn vô cùng và vô cớ. Nhưng em chẳng vì thế mà rầu rĩ bởi “cô đơn là bản chất của con người”. Em đã quá quen với những khoảng trống chẳng thể lấp đầy. Một cô gái cô độc nếu vấp ngã sẽ biết tự đứng dậy, nếu quá đau sẽ biết tự buông, khi buồn hay thất bại sẽ chui vào một góc òa khóc thật to rồi tự lau nước mắt.

Con gái tháng 12 sợ nhất sự ràng buộc. Ràng buộc bởi những nơi chốn quá quen thuộc, những công việc lặp đi lặp lại, những định kiến cố hữu, em vùng vẫy thoát ra khỏi lằn ranh cũ kĩ nên đôi khi rất cứng đầu cứng cổ. Đừng ai đuổi bắt một ngọn gió ham chơi hay muốn giữ mãi con sóng bạc đầu, cũng đừng cố ràng buộc em.

Vốn cả thèm chóng chán, em chẳng mê thứ gì được lâu, cả tình yêu cũng thế. Em đa tình và dễ rung động nhưng thật khó để in hình ai đó lên tim. Dù thế những cô gái tháng 12 luôn gắn lên tim mình nỗi nhớ dài như mùa đông, như đường bay của cánh chim vô định. Nỗi nhớ chỉ dành cho một người tình xưa cũ, cuộc tình dài rộng quá nhiều khi em thấy chỉ còn lại mình đơn độc giữa mùa đông và những thương yêu vô thường như mưa nắng.

Con gái sinh tháng 12, dẫu mới lên 5 hay đã 35 tuổi đều rất thích được ôm. Bởi mạnh mẽ, cô độc đến đâu em vẫn là con gái, dù thích rong chơi sẽ có ngày em mỏi chân đứng lại, dù chưa bao giờ biết yêu tử tế em vẫn cần một vòng tay ấm giữ em lại thật lâu.
Read more…

Trong lúc... “yêu” nhau

9:59 AM |
 Mùa xuân là mùa vạn vật “yêu nhau”, nhưng với loài người thì... "yêu" quanh năm? 


Hè năm nay quả là nóng nực. Hôm vừa rồi, công ty nọ tổ chức cho mọi người đi nghỉ mát ở bãi biển nổi tiếng nọ, ở đó có một nơi mà người dân bản xứ gọi là “đảo khỉ”.
Một nàng (xin giấu tên) rất xinh đẹp đi chơi trên đảo đảo khỉ. Ngạc nhiên vì không thấy có con khỉ nào trên đảo, cô hỏi người quản lý:
- Anh ơi, bọn khỉ đi đâu cả rồi?
- Thưa cô, chúng trốn biệt vào hang rồi.
- Khỉ thật! Sao lại thế?
- Vì ở đảo này thì thời điểm này trong ngày là “giờ yêu đương” của chúng mà.
- Vậy liệu chúng có chạy ra chơi với tôi không, nếu tôi vứt cho chúng mấy quả cam này?
Người quản lý gãi đầu gãi tai trả lời:
- Tôi cũng không rõ! Nhưng ở địa vị cô thì cô có chạy ra không, nếu tôi vứt cho cô vài quả cam trong khi cô đang... như chúng bây giờ?
*
* *
Xa mặt cách lòng
Một đôi trai gái trẻ cùng công ty yêu nhau tha thiết. Rồi bỗng một hôm họ giận nhau vì một lý do hết sức vớ vẩn. Cô gái đùng đùng nói lời chia tay và ngay lập tức xin chuyển sang một công ty khác.
Bẵng đi gần một năm sau họ mới tình cờ gặp lại nhau trong một buổi sinh nhật người bạn. Vết thương lòng giờ đã lên da non, họ cũng đã trở nên vô tư hơn, không còn xao xuyến như buổi ban đầu. Vả lại hai người đều đã có những mối quan tâm mới.
Với vẻ chủ động đắc chí của “kẻ đá người yêu”, cô gái tiến lại cất lời thăm hỏi xã giao:
- Dạo này bên công ty cũ thế nào hả anh?
- Từ ngày em đi chim chóc không còn bay về nơi ấy nữa - Giọng đượm buồn, chàng trai trả lời trong tiếng thở dài.
- Sao lại đến mức thế hả anh? – Cô gái thấy cảm thấy khoái trá khi người yêu cũ có vẻ như vẫn còn đau khổ với mối tình xưa.
Chàng trai vẫn đều đều với giọng “thê lương”:
- Sự thực là vậy đó em ạ, chim cú không còn bay về vì thiếu mái tóc suốt ngày bê bết “rối tổ cu” của em, chích chòe không còn bạn để buôn dưa lê, bán dưa chuột. Các loài vẹt thì mất đi một người bạn ăn mặc lòe loẹt với 4 mầu tương phản trên quần áo, còn chim lợn không còn có dịp được gỡ những mẩu vụn thịt và rau thường xuyên... dính trên răng em khi cười!
Read more…

Truyện tranh: Mẹo xử những anh "dê"

9:55 AM |
Nếu không có cách nào để tránh những tên "dê", chi bằng hãy "dê" hơn họ để họ sợ!

Truyện tranh: Mẹo xử những anh "dê" - 2
Truyện tranh: Mẹo xử những anh "dê" - 3
Truyện tranh: Mẹo xử những anh "dê" - 4
*
* *
Truyện tranh: Mẹo xử những anh "dê" - 5
Truyện tranh: Mẹo xử những anh "dê" - 6
Truyện tranh: Mẹo xử những anh "dê" - 7
Truyện tranh: Mẹo xử những anh "dê" - 8
Read more…